Giới thiệu về cây xạ đen, công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng cây xạ đen

cay-xa-den

Cây xạ đen được nhiều người biết đến là có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả. Ngoài ra dân gian còn sử dụng cây xạ đen làm thuốc chữa bệnh cho nhiều loại bệnh khác. Bạn đã biết đến công dụng của loại cây này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé

Danh mục

1. Giới thiệu về cây xạ đen

Cây xạ đen tùy theo vùng miền mà nó có một cách gọi khác nhau hay như là cây ung thư, cây đồng triều, cây bạch vạn hoa và cây bách giải.

Từ lâu nay cây xạ đen đã được sử dụng là một vị thuốc nam không thể thiếu trong nhiều bài thuốc của dân tộc ta, loại cây này thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ và ổn định.

cay-xa-den

1.1 Đặc điểm:

  • Cây xạ đen là loài cây họ cây thân gỗ, dạng dây leo, có chiều cao từ 3 đến 10m
  • Cành xạ đen có dạng tròn, lúc cây còn non thì có màu xanh nhạt khi lớn lên thì chuyển sang màu nâu.
  • Phiến lá có hình bầu dục, dài từ 5 đến 7mm.
  • Hoa của cây xạ đen thường mọc ở đầu cành, màu trắng.
  • Quả có hình trứng dài khoảng 1cm, khi chín có màu vàng cam.

Hoa của cây xạ đen thường mọc thành từng chùm ở nách hay ở trên ngọn cây, hoa có chiều dài từ 5 – 10 cm. Hoa có màu trắng, cuống hoa dài từ 2 – 4 mm. Quả dạng hình trứng, dài khoảng 1 cm.

1.2 Có mấy loại xạ đen?

Về xạ đen thì chỉ có duy nhất một loại xạ đen. Tính về dòng họ xạ trong tự nhiên thì có tổng cộng 9 loại xạ, điển hình là những loại Xạ đen, xạ vàng, xạ đỏ, xạ trắng, xạ can…

Các cây họ Xạ trong tiếng dân tộc Mường thường gọi là cồn duồng, duồng khụ. Câu này ý chỉ Cây xạ đen là cây được đánh giá cao trong y học cổ truyền, có công dụng chữa nhiều loại bệnh và đã được sử dụng từ rất lâu.

Hiện nay trong tự nhiên có một loại rất giống với cây xạ đen, người dân gọi là xạ lai. Những cây xạ lai này thân rất to, thường có kích cỡ đường kính thân từ 5 đến 10cm. Mỗi cây xạ lai người ta thu hoạch được cả trăm Kg cây.

2. Làm sao để phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng?

2.1 Phân biệt cây tươi:

  • Cây xạ vàng: Lá mỏng, màu xanh, không có răng cưa và không có sắc tím, thân cây có màu xanh.
  • Cây xạ đen: Lá dày, màu xanh đậm và có sắc tím, thân cây có màu sẫm.

2.2 Phân biệt cây khi phơi khô:

Khi phơi khô lên rất khó phân biệt 2 loại cây xạ đen và cây xạ vàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian thi mọi người có thể căn cứ một số đặc điểm sau đây để phân biệt 2 loại cây này:

  • Cây xạ vàng khô: Lá cây khi phơi khô thường giòn, dễ vụn nát, khi ngửi có mùi ngai ngái. Thân cây rỗng, có màu trắng và nhạt, không có mùi.
  • Cây xạ đen khô: Lá có mùi thơm nhẹ, không bị giòn và vụn nát, thân cây khi phơi khô có mùi thơm và sắc đen đặc trưng của cây.

3. Cây xạ đen có những công dụng gì?

Dựa theo kết quả của công trình nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Giáo sư Lê Thế Trung năm 1999, cây xạ đen đã được nghiên cứu là có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, nổi bật nhất là phải kể đến việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư ở người rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu thành phần chính của cây xạ đen bao gồm 4 hoạt chất bao gồm: Flavonoid, Saponin Triterpenoid, Quinon và Maytenfolone A. Đây là những hoạt chất có tác dụng cực hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng như long đờm, viêm họng, điều trị ung thư trực tràng, buồng trứng, cổ tử cung hay chống lại các tác nhân gây oxy hóa ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…

Trong Đông y, cây xạ đen được coi là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh mụn nhọt, viêm da cơ địa, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng, tăng sức đề kháng cơ thể, chữa bệnh mất ngủ, bệnh ngoài da, cầm máu, mát gan, giải độc, hỗ trợ điều trị ung thư và hạn chế sự phát triển của khối u.

cay-xa-den

4. Cây xạ đen có thể chữa những bệnh gì?

4.1 Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Đây có lẽ là công dụng kỳ diệu và tuyệt vời nhất của cây xạ đen khi nó có tác dụng ức chế, ngăn chặn và cải thiện tốt tình trạng của người mắc bệnh ung thư ở người, đây có thể coi là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tốt nhất hiện nay.

Chuẩn bị: 30g cây xạ đen, 20g cỏ lưỡi trắng, 6g cam thảo dây.

Cách làm: Đem tất cả nguyên vật liệu trên đi rửa sạch, phơi khô sau đó sắc với nước trong vòng 15 phút rồi cho ra bát uống trong ngày.

4.2 Chữa mụn nhọt, vết thương loét

Cách thực hiện: Lấy 3 – 4 lá cây xạ đen đi rửa thật sạch, đem giã nát rồi đắp lên vùng da bị lở loét, mụn nhọt sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ trong vòng 15 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước sạch.

4.3 Phòng bệnh tiểu đường

Chuẩn bị nguyên liệu: 15g cây xạ đen, 15g nấm linh chi, 15g giảo cổ lam

Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu trên vào nồi sắc lấy thuốc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang, thực hiện thường xuyên trong vòng 1-2 tháng sẽ giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và phòng chống bệnh tiểu đường rất tốt.

4.4 Thải độc và tăng cường chức năng gan

Chuẩn bị nguyên liệu: 40-50g lá, thân cây xạ đen, 10g cây mật nhân, 30g cà gai leo.

Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc trên đi rửa sạch, phơi ráo nước rồi cho vào nồi sắc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn 500ml thì cho ra bát. Sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc sẽ cải thiện các bệnh về gan cực tốt.

4.5 Giải nhiệt, thông kinh và lợi tiểu

Thực hiện: Dùng 15 gram cây xạ đen và 12 gram kim ngân hoa đem phơi khô và sao vàng. Sau đó cho vào ấm nước sôi, hãm 10 – 15 phút rồi uống hàng ngày.

4.6 Giúp phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức đề kháng

Thực hiện: Dùng 10 – 20 gram phần lá và thân xạ đen đem rửa sạch và sắc nước uống trong ngày.

cay-xa-den

5. Cách sử dụng cây xạ đen

Với công dụng phòng và trị bệnh ung thư nên cây xạ đen được rất nhiều người tìm kiếm và sử dụng. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả và phát huy hết tác dụng chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết. Nếu sử dụng không đúng chất thì các hoạt chất có trong loại xạ đen này không thể có tác dụng chữa bệnh. Vì thế cần tìm hiểu kỹ về cách sử dụng loại thảo dược này để có thể phát huy hết công dụng của nó.

Về cơ bản thì xạ đen có 2 cách sử dụng là sử dụng xạ đen khô và sử dụng xạ đen tươi.

Chế biến xạ đen tươi: Bạn có thể kết hợp thân và lá cây xạ đen để sắc thuốc

  • Nguyên liệu: 50g lá cây tươi, 50g thân cây cắt khúc, 2 lít nước.
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc, đun nhỏ lửa trong khoảng nửa tiếng.
  • Sử dụng 1 lần/ngày trong khoảng 1 tháng

Chế biến xạ đen khô: Nếu bạn không trồng được xạ đen thì việc sử dụng xạ đen khô là ý tưởng tuyệt vời nhất.

  • Nguyên liệu: 20-30g lá xạ đen khô
  • Thực hiện: Bạn có thể sắc hoặc hãm giống như hãm nước chè và dùng thay nước uống.

6. Một số câu hỏi thắc mắc về cây xạ đen

6.1 Uống xạ đen có mát cho gan?

Cây xạ đen là một vị thuốc quý, ngoài tác dụng tốt cho bệnh nhân ung thư, xạ đen còn là vị thuốc rất tốt cho gan, cây có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan và tác dụng chống viêm rất tốt. Người không mắc Ung thư vẫn có thể sử dụng cây xạ đen để phòng ngừa, ngưa chặn nguy cơ Ung thư và đồng thời dùng xạ đen làm thuốc lợi gan, lợi mật và điều trị điều trị một số bệnh viêm nhiễm.

6.2 Cách dùng cây xạ đen làm thuốc mát gan giải độc:

Nếu dùng xạ đen làm thuốc mát gan, ta nên kết hợp sử dụng thêm với cây cà gai leo ( Cà gai leo là một vị thuốc rất tốt cho Gan, được liệt kê trong cuốn Những cây thuốc vị thuốc Việt nam của GS. Đỗ tất Lợi ). Liều lượng kết hợp cụ thể như sau:

  • Cây xạ đen ( lá và thân kết hợp ): 50gram
  • Cây cà gai leo khô: ……………….. 20gram
  • Sắc với 1.5 lít nước, sắc còn 1 lít, chắt nước uống trong ngày.

Vì cà gai leo có vị đắng, nên ta chỉ cần dùng lượng vừa phải ( khoảng 20gram) cho dễ sử dụng.

Nếu bạn bị viêm dạ dày, bạn có thể dùng thêm chè dây ( Với lượng thích hợp khoảng 20gram ) để kết hợp cùng xạ đen và cà gai leo

6.3 Nên kiêng gì khi sử dụng cây xạ đen?

  • Không dùng xạ đen trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, không dùng cho trẻ nhỏ.
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận khi sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không được dùng nước xạ đen đã để qua đêm

6.4 Sử dụng xạ đen có tác dụng phụ gì hay không?

Nếu sử dụng xạ đen không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người dùng, cụ thể như sau:

  • Khi dùng nhiều có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu
  • Không nên dùng thuốc đã để qua đêm vì có thể bị hỏng dẫn đến đầy bụng, đi ngoài.
  • Có thể làm bệnh nhân buồn ngủ do có tác dụng an thần. Vì vậy không nên pha quá đậm đặc, nhất là vào buổi sáng có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bạn trong cả một ngày.
  • Có thể gây tác dụng phụ ở những người bị khối u, khiến bệnh nhân căng thẳng mệt mỏi và các cơn đau trầm trọng hơn. Khi thấy hiện tượng này, cần ngưng dùng thuốc.

Tuy nhiên tác dụng của xạ đen vẫn là rất hữu ích với sức khỏe của chúng ta. Do vị thuốc vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nên cần phải tìm hiểu kĩ trước khi dùng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xung quanh việc sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các thầy thuốc để có những tư vấn chuẩn xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0937241085
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon