Cao huyết áp là vấn đề sức khỏe xảy ra chủ yếu ở người từ độ tuổi trung niên. Nó phát triển, diễn tiến âm thần, khó nhận biết do thiếu biểu hiện lâm sàng bàn đầu, có thể nguy hiểm đến tính mạng con người. Nếu không phát hiện kịp thời hoặc không chữa trị sẽ dẫn đến một số biến chứng nặng nề như suy tim, chảy máu não, tắc mạch máu não, suy thận, đột quỵ…
Vì vậy, phải có những hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này để phát hiện kịp trong thời gian sớm nhất, được bác sĩ đưa ra cách chữa trị cụ thể từ đó giảm tối đa nguy cơ gây biến chứng.

Danh mục
1. Biểu hiện của tăng huyết áp
Khi áp lực máu tác động vào thành của phần thành động mạch liên tục tăng cao hơn với mức chuẩn thông thường. Khi đến bệnh viện kiểm tra huyết áp nếu huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHG hoặc huyết áp tâm trương cao lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Có các mức độ tăng huyết áp từ cấp độ 1 đến cấp độ 3. Huyết áp càng cao càng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Xem xét các dấu hiệu khởi phát của bệnh dưới đây để đi khám kịp thời. Đối với người cao tuổi, nên trang bị máy đo huyết áp ở nhà để có thể theo dõi thường xuyên. Bởi chứng tăng huyết áp gần như không có dấu hiệu đặc biệt, rất khó nhận biết, nó sẽ diễn tiến thầm lặng:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Chảy máu mũi
- Tê ngứa các khớp xương, chi
- Xuất huyết bên trong mắt
- Luôn cảm thấy buồn nôn
- Đau tim, khó thở, tức ngực, tim đập nhanh
- Giảm thị lực

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp
Xã hội càng hiện đại, con người càng có lối sống không lành mạnh, ít vận động hơn trước. Điều này làm gia tăng các chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có cao huyết áp.
Các nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thường gặp là:
- Do độ tuổi: các bộ phận cơ thể của người già sẽ thay đổi theo thời gian, mạch máu dần mất đi tính ổn định dẫn đến chứng bệnh này. Phụ nữ trung niên có nguy cơ gặp phải bệnh này cao hơn nam giới.
- Do thói quen sinh hoạt, ăn uống độc hại như nghiện hút thuốc, chất kích thích rượu và bia, béo phì. Những người hay suy nghĩ nhiều, lo lắng, bồn chồn, căng thẳng cũng sẽ có nguy cơ bị huyết áp tăng cao hơn bình thường.
- Do cơ thể rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.
- Các loại thuốc tránh thai, thuốc cảm, một số thuốc khác cũng gây ra cao huyết áp. Khi ngừng uống các thuốc này, huyết áp sẽ trở lại ở mức ổn định.
- Những đối tượng là trẻ em nếu đo huyết áp cao, nguyên nhân do các bệnh lý khác gây ra.
3. Những đối tượng có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp
Ai cũng có thể mắc cao huyết áp, như trên đã nói, bệnh này khi khởi phát đa số đều không có dấu hiệu để nhận biết cụ thể.
Một số đối tượng sau đây nên kiểm tra huyết áp thường xuyên:
- Những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Bởi sau thời kỳ mãn kinh, cơ thể sẽ thay đổi, mẫn cảm với nhiều vấn đề sức khỏe hơn.
- Do di truyền từ gia đình. Nếu bố, mẹ, ông, bà bạn mắc cao huyết áp thì bạn sẽ có nguy cơ gặp phải chứng bệnh này cao hơn bình thường.
- Người thừa cân. Béo phì do chế độ ăn uống thừa chất cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra cao huyết áp. Những người lớn tuổi bị béo phì nên đo đạc huyết áp, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Những người có lối sống ít vận động, không tập thể dục
- Ăn uống các thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhiều chất béo xấu
- Tổng lượng muối tiêu thụ một ngày vượt quá mức cho phép
- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
- Stress, căng thẳng nhiều
4. Một số câu hỏi về cao huyết áp
4.1 Có các mức độ huyết áp cao như thế nào?
Người ta sẽ xem xét về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để đưa ra tình trạng huyết áp tăng cao đến cấp độ bao nhiêu. Đơn vị dùng để đo lường độ huyết áp là milimet thủy ngân.
Hai loại tăng huyết áp là: tăng huyết áp nguyên phát ( không có nguyên nhân gây ra bệnh) và tăng huyết áp thứ phát ( do thói quen sinh hoạt hằng ngày, các bệnh lý, vấn đề về tim mạch gây ra)
Các cấp độ của chứng tăng huyết áp là:
Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg hoặc có thể cao hơn
Huyết áp tăng cấp độ 1: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 140/90 mmHg hoặc có thể cao hơn
Huyết áp tăng cấp độ 2: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đạt 160/100 mmHg hoặc có thể cao hơn
Huyết áp tăng cấp độ 3: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đạt ngưỡng 180/110 mmHg hoặc có thể cao hơn
Mức độ 3 cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
4.2 Cách đo huyết áp để có chỉ số đúng nhất?
Trước khi tiến hành đo chỉ số huyết áp bằng máy chuyên dụng, người bệnh phải hoàn toàn trong trạng thái bình thường ổn định. Các chất kích thích như rượu bia, thuốc là, trà, cà phê,.. sẽ làm sai lệch đến chỉ số huyết áp. Nên đo 2 lần trở lên, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 5 phút.
4.2 Huyết áp cao có nguy hiểm không?
Đây là tình trạng của sức khỏe không có dấu hiệu cụ thể nên người bệnh thường chủ quan, nó có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Theo thống kê, tỉ lệ số người tăng huyết áp ngày một tăng lên trên toàn thế giới.
Nếu không có phương án ổn định huyết áp sẽ gây ra các biến chứng nặng nề cho người bệnh như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm thị lực (nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa), chảy máu não, suy thận,..
4.4 Giảm huyết áp cao không cần dùng thuốc như thế nào?
Đối với những người huyết áp cao ở mức độ nhẹ, không cần phải dùng đến thuốc, chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày:
- Vận động thường xuyên đều đặn mỗi ngày ít nhất 45 phút
- Từ bỏ các chất kích thích dung nạp vào cơ thể
- Ăn ít muối (tổng lượng muối không được quá 6 gr mỗi ngày)
- Giảm cân về mức bình thường
- Hạn chế ăn các chất béo xấu từ động vật, các thức ăn nhiều cholesterol
Nếu thay đổi chế độ sinh hoạt mà huyết áp vẫn không giảm, hãy dùng thêm thuốc hạ huyết áp.
5. Một số loại thảo dược thiên nhiên trị cao huyết áp hiệu quả
Thảo dược có từ thiên nhiên là một phương án tốt, an toàn để điều trị chứng cao huyết áp. Những cây thuốc này có ở trong rừng núi hoặc đến từ ngay xung quanh chúng ta.
5.1 Cây tam thất
Tam thất là dược liệu quý được biết đến từ thời xưa với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bên cạnh nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tam thất còn là một vị thuốc giúp giảm huyết áp rất hiệu quả.

Người bệnh có thể dùng củ tam thất hoặc hoa tâm thất sắc uống hằng ngày. Sau một thời gian huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.
Cách uống tam thất:
- Bột củ tam thất: dùng 3-4 gr cho vào nước sôi hòa tan
- Hoa tam thất: có thể hãm trà làm thức uống trong ngày hoặc sắc trong ấm. Dùng 30- 50 gr mỗi ngày.
5.2 Cây chè dây
Lá chè dây khô có tác dụng ổn định huyết áp. Khi uống loại thảo dược này, huyết áp sẽ từ từ giảm xuống đến mức bình thường. Nên uống đều đặn mỗi ngày với liều lượng vừa đủ từ 20 – 50 gr.

5.3 Cây hoa hòe
Theo các nhà khoa học, Rutin có trong cây hoa hòe giúp tăng sự dẻo dai của các mao mạch. Điều này giúp giảm tình trạng các mao mạch không bị vỡ. Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp hiệu quả.
5.4 Cần tây
Cần tây là một nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Loại thực vật này có nhiều công dụng chữa bệnh, làm đẹp da. Cần tây giúp giảm huyết áp nhanh chóng bởi nó làm chậm nhịp tim và giãn mạch – nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Bên cạnh đó, cần tây còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, hãy chú ý đến các thực phẩm rung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng và ổn định huyết áp. Không nên chủ quan với chứng cao huyết áp, dùng các thảo dược thiên nhiên lành tính sẽ giúp huyết áp thuyên giảm trở về mức bình thường.